Chủ tịch Casugol: 'Nhân lực là chìa khóa của chuyển đổi số'

Nhà sáng lập, CEO Casugol Dwayne Ong nhìn nhận, liên tục nâng cao kỹ năng nhân sự là nhân tố quyết định thành công quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Dwayne Ong hiện là thành viên Ban Cố vấn công nghiệp của Đại học Taylor's, Malaysia và cố vấn chuyển đổi số của REDTone International Bhd (Malaysia). Ông còn là phó giáo sư Đại học STMIK Bandung (Indonesia), đồng thời giữ vị trí cố vấn cấp cao và Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ DTS trong lĩnh vực giáo dục.

polyad

Ông Dwayne Ong – Nhà sáng lập, CEO Casugol. Ảnh: Casugol.

Là chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số và tham gia đào tạo, tư vấn cho nhiều cơ quan chính phủ, tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Trung Đông, ông Dwayne Ong đã chia sẻ một số kinh nghiệm chuyển đổi số mà doanh nghiệp Việt có thể áp dụng.

– Tình hình chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực hiện nay như thế nào, thưa ông?

– Trong khoảng từ 3-5 năm trở lại đây, nhu cầu về chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực đã tăng nhanh do ảnh hưởng của Covid-19 ở các nước trên thế giới. Doanh nghiệp phải xem xét và đánh giá lại các mô hình kinh doanh hiện tại và tận dụng công nghệ để thay thế các quy trình không cần thiết, lỗi thời để duy trì tính cạnh tranh và linh hoạt đối phó với sự không chắc chắn của thời điểm hiện tại.

Với những cơ hội, thách thức và sự cần thiết về việc chuyển đổi số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực đang cởi mở hơn để đổi mới và chấp nhận những cách làm việc mới bằng cách ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, việc thiếu sự am tường về công nghệ, phương pháp ứng dụng và triển khai mới là vấn đề quan trọng dẫn đến sự thất bại khi doanh nghiệp chuyển đổi số.

Do đó, Casugol và Liên minh Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (DTS) đã hợp tác phát triển các chương trình đào tạo chuyển đổi số với mục tiêu gia tăng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số hiện nay.

– Tốc độ công nghệ thay đổi ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ?

– Những năm qua, sự phát triển của công nghệ đã tăng tốc rất nhiều và các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thích nghi kịp thời và bị bỏ lại phía sau nếu không đáp ứng mục tiêu chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số.

Khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp thường trải qua giai đoạn cải tiến với mức độ chậm về năng suất và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố cốt lõi như năng lực, bộ kỹ năng phù hợp, xác định các công nghệ và công cụ mới cần thiết sẽ giúp họ nâng cao lợi thế cạnh tranh.

– Doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu?

– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu chuyển đổi số bằng cách xác định các điểm tiếp xúc khác nhau của khách hàng và các vấn đề tiềm ẩn. Sau đó nhanh chóng tiến hành phân tích quy trình làm việc của họ để xác định đâu là quy trình có thể được thay thế bằng công nghệ. Điều quan trọng, các doanh nghiệp phải đánh giá được nguồn lực của mình, nguồn nhân lực, các yếu tố bên ngoài, hệ sinh thái, công nghệ, tài chính sẵn có để chuyển đổi.

Trong suốt quá trình chuyển đổi, dữ liệu cần được thu thập và chia sẻ với tất cả các bên liên quan để đảm bảo tính minh bạch. Song song đó, doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng để đảm bảo việc quản lý và sử dụng dữ liệu phù hợp.

– Vậy yếu tố chính giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công là gì?

– Yếu tố quan trọng để thành công trong chuyển đổi số là phải thay đổi tư duy, nuôi dưỡng văn hóa đổi mới, cho phép nhân viên chia sẻ và đổi mới một cách tự do. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính bền vững của chuyển đổi số, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cần có nguồn nhân tài tương lai vững mạnh và một kế hoạch đào tạo liên tục cho đội ngũ hiện tại để đáp ứng các kỹ năng dựa trên những xu hướng mới nhất của ngành và các phương pháp phù hợp nhất.

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần chuẩn bị những gì cho quá trình chuyển đổi số?

– Đầu tiên, doanh nghiệp SME phải nhìn lại mô hình kinh doanh của họ và vạch ra mục tiêu rõ ràng khi chuyển đổi số. Để làm được điều đó, các chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần có kiến thức cần thiết về các xu hướng công nghệ mới nhất và tác động của nó đối với doanh nghiệp. Hiểu biết về sức mạnh của công nghệ và lợi ích có thể mang lại cho doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp và lãnh đạo có thể xác định đúng nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu chuyển đổi số.

Để đảm bảo tính bền vững của hành trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần liên tục nâng cao kỹ năng, đào tạo nhân tài dựa trên xu hướng mới nhất của ngành và các phương pháp hay nhất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu các sáng kiến, chương trình khác nhau của chính phủ có thể cung cấp các nguồn lực hữu ích để họ bắt đầu chuyển đổi số.

polyad

Ông Dwayne Ong trong một chương trình đào tạo chuyên môn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Ảnh: Casugol.

– Cụ thể nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều doanh nghiệp thất bại trong quá trình chuyển đổi số, thậm chí lãng phí nhiều tiền, công sức và thời gian, là gì?

– Mục tiêu không rõ ràng là một trong những lý do chính khiến rất nhiều doanh nghiệp thất bại trong chuyển đổi số. Hầu hết các doanh nghiệp hiểu chuyển đổi số là việc mua các công cụ, tiện ích và thiết bị mới nhất mà không nhận ra rằng những sản phẩm, dịch vụ này không phù hợp với doanh nghiệp của họ.

Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng để thử nghiệm và hiểu các công nghệ khác nhau, cũng như cách triển khai một cách có chiến lược những công cụ phù hợp cho doanh nghiệp của họ. Điều này đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đầu tư lãng phí và không đem lại hiệu quả.

Điều quan trọng tiếp theo là doanh nghiệp không chú trọng đầu tư vào việc nuôi dưỡng tài năng tương lai và nâng cao kỹ năng cũng là một trong những lý do dẫn đến sự thất bại khi chuyển đổi số.

– Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cần bồi dưỡng cho nguồn nhân lực những kỹ năng gì để có thể phát triển trong tương lai?

– Doanh nghiệp cần đào tạo kiến thức về kỹ năng số cơ bản, tuy nhiên để phát triển và thăng tiến nhanh trong công việc, họ cần phải có chuyên môn trong lĩnh vực phân tích dữ liệu, an ninh mạng, lập trình và kỹ năng hiểu biết kỹ thuật số.

Ngoài các kỹ năng kỹ thuật, người lao động tương lai cũng sẽ cần phát triển các kỹ năng mềm của như lãnh đạo, nhận thức, giao tiếp, đàm phán, dịch vụ khách hàng…

Nguồn: VNExpress

Đường dẫn bài viết chi tiết: